Trang chủ
Liên Hệ
Một dịch bệnh nguy hiểm chết người mới xuất hiện với tên gọi là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) đang từng ngày, từng giờ tiến sát vào Việt Nam. MERS-CoV là một căn bệnh hô hấp có tiềm năng lan rộng hơn và làm xảy ra nhiều trường hợp hơn trên toàn cầu
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội nghị trực tuyến: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”...
Việc người nhà nhận biết một số dấu hiệu “ngầm” giúp phát hiện sớm cơn đột quỵ có thể làm tăng cơ hội sống sót và phục hồi cho bệnh nhân.
Hãy thường xuyên rửa tay với xà phòng, tránh tiếp xúc các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola... để phòng lây lan bệnh.
Điện giật! Mối nguy hiểm phụ thuộc tình trạng hiện hành, nguồn điện...gọi cấp cứu nếu ngừng tim, loạn nhịp tim, suy hô hấp, bỏng, động kinh, bất tỉnh...
THÔNG BÁO
Nhà thuốc Mai Năm - Phòng khám ĐK 248
Hệ thống Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, Phòng khám đa khoa ứng dụng công nghệ cao
Y tế điện tử là gì?
Y tế điện tử là sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào y tế ...
Hình ảnh giới thiệu
  • a1 Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • Huyen Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Đăng ký
KHẢO SÁT
Ý kiến của bạn về chất lượng và dịch vụ Phòng khám 248
TRA CỨU NHANH


Từ khóa



THỐNG KÊ TRUY CẬP
Lượt truy cập:
Đang xem: 1
THÔNG TIN Y HỌC

TIN ĐỌC NHIỀU
Quá trinh phát triển của thai nhi trong bụng mẹ (3955)
Chăm sóc trẻ sơ sinh (3514)
Thủy đậu với phụ nữ mang thai (3298)
Khám thai và vai trò của từng giai đoạn (3059)
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh (3050)
Chăm sóc 'trái cà, trái ớt' cho trẻ (3007)
Dấu hiệu bà bầu sắp sinh (2773)
Nguyên nhân gây bệnh Gout - Vai trò acid uric (2725)
Tên hay cho bé gái theo vần (2633)
Sơ cứu dị vật đường thở (2574)
LIÊN KẾT
Nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi (26/07/2012) Trang in
 Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chǎm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. ở lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức nǎng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chǎm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

ở lứa tuổi này bữa ǎn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tǎng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé dinh dưỡng và kháng thể. Cố gắng cho trẻ bú đến 18 – 24 tháng. Khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

1. Nǎng lượng: nǎng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức. ở lứa tuổi này tiêu hao nǎng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, biết tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhu cầu nǎng lượng ở lứa tuổi này là 110Kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 – 13 kg do đó nǎng lượng cung cấp là 900 = 1300 kcal. Nǎng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ǎn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp nǎng lượng chính trong khẩu phần); chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với quá trình phát triển cơ thể cũng có vai trò cung cấp nǎng lượng. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng nên là: Đạm: Béo: Đường bột = 15: 20: 65.

 

2. Chất đạm: chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá , tôm. . . vì chúng có giá trị cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự tǎng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tǎng sức đề kháng với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ǎn của trẻ nên đạt từ 50 – 60 %. Tuy nhiên nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc…) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày. Chất đạm rất cần thiết vì nó có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi chế độ ǎn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ǎn quá nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ǎn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ nǎng lượng.

 

Nếu khẩu phần ǎn đủ đạm nhưng thiếu nǎng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.

 

3. Chất béo: Dầu mỡ vừa cung cấp nǎng lượng cao, làm tǎng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. . . rất cần cho trẻ . Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo, thịt, rau. . . ) cần cho thêm 1 -2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu. Mỡ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ǎn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ǎn để trẻ ǎn được.

 

4. Các chất khoáng: Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo rǎng, tạo máu và các hoạt động chức nǎng sinh lý của cơ thể. ở lứa tuổi này can xi và photpho cần được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hàng ngày trẻ cần 400 – 500mg can xi. Can xi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai…), photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa can xi/ photpho = 1/1,5. Chuyển hóa can xi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D, vitamin D lại có trong lòng đỏ trứng, thịt, gan và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D dưới dạng dự trữ dưới da sẽ chuyển thành vitamin D hoạt động. Do vậy ngoài ǎn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng.

 

Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 – 7 mg sắt qua thức ǎn. Nguồn sắt tốt có trong thức ǎn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ǎn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ǎn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ǎn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn. ưu tiên nguồn thức ǎn động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể.

 

5. Vitamin: Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A và vitamin C. Hai vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tǎng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi. ở lứa tuổi này nhu cầu vitamin A chính chỉ có trong các thức ǎn động vật như trứng, gan. . . Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Để đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ǎn rau, quả thường xuyên.

 

Những điểm cần lưu ý trong nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi:

 

  -   Thức ǎn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ đã mọc rǎng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện rǎng, luyện cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ǎn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển. Sau khi cai sữa cần có chế độ ǎn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ.

 

  -   Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng.

 

  -   Hạn chế cho trẻ ǎn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Đường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ǎn các thức ǎn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng rǎng. Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn.

 

  -   Cần cho trẻ uống đủ nước: nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.

 

Ts. Hoàng Kim Thanh


CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG KHẤM ĐA KHOA 248
Copyright © 2012 Mai Năm Pharma. All rights reserved
Điện thoại: 03503.775.354 ; 01299.248.248 ;     E-mail: phongkhamdakhoa248@gmail.com
Địa chỉ: Số 248 - Khu 3 - Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định
Manager: Mai Văn Bích - 0982.383.459