Trang chủ
Liên Hệ
Một dịch bệnh nguy hiểm chết người mới xuất hiện với tên gọi là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) đang từng ngày, từng giờ tiến sát vào Việt Nam. MERS-CoV là một căn bệnh hô hấp có tiềm năng lan rộng hơn và làm xảy ra nhiều trường hợp hơn trên toàn cầu
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội nghị trực tuyến: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”...
Việc người nhà nhận biết một số dấu hiệu “ngầm” giúp phát hiện sớm cơn đột quỵ có thể làm tăng cơ hội sống sót và phục hồi cho bệnh nhân.
Hãy thường xuyên rửa tay với xà phòng, tránh tiếp xúc các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola... để phòng lây lan bệnh.
Điện giật! Mối nguy hiểm phụ thuộc tình trạng hiện hành, nguồn điện...gọi cấp cứu nếu ngừng tim, loạn nhịp tim, suy hô hấp, bỏng, động kinh, bất tỉnh...
THÔNG BÁO
Nhà thuốc Mai Năm - Phòng khám ĐK 248
Hệ thống Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, Phòng khám đa khoa ứng dụng công nghệ cao
Y tế điện tử là gì?
Y tế điện tử là sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào y tế ...
Hình ảnh giới thiệu
  • a1 Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • Huyen Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Đăng ký
KHẢO SÁT
Ý kiến của bạn về chất lượng và dịch vụ Phòng khám 248
TRA CỨU NHANH


Từ khóa



THỐNG KÊ TRUY CẬP
Lượt truy cập:
Đang xem: 4
THÔNG TIN Y HỌC

TIN ĐỌC NHIỀU
Quá trinh phát triển của thai nhi trong bụng mẹ (3954)
Chăm sóc trẻ sơ sinh (3513)
Thủy đậu với phụ nữ mang thai (3296)
Khám thai và vai trò của từng giai đoạn (3058)
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh (3050)
Chăm sóc 'trái cà, trái ớt' cho trẻ (3005)
Dấu hiệu bà bầu sắp sinh (2772)
Nguyên nhân gây bệnh Gout - Vai trò acid uric (2725)
Tên hay cho bé gái theo vần (2631)
Sơ cứu dị vật đường thở (2572)
LIÊN KẾT
Chăm sóc 'trái cà, trái ớt' cho trẻ (02/06/2012) Trang in

Cái nhìn đầu tiên

Tiếp sau câu thông báo của y tá “Con trai!” hay “Con gái!”, rất tự nhiên các bố mẹ trẻ sẽ đưa mắt nhìn vào “cái ấy” của con như để kiểm chứng lại thông báo. Có thể bố mẹ trẻ sẽ hơi ngạc nhiên một chút nếu bạn chưa chuẩn bị tinh thần là bộ phận sinh dục của em bé sơ sinh trông như thế nào.

Trời ơi, “chỗ ấy” của con tôi sưng đỏ!”

Nếu bạn chưa bao giờ thấy một em bé vừa lọt lòng, đừng vội la lên như thế. Dù con bạn là trai hay gái, lúc vừa ra đời, bộ phận sinh dục của bé đều có thể hơi mọng nước hoặc sưng nhẹ, bên cạnh những sự khác biệt hiển nhiên.

Bé gái

Với bé gái, sự sưng tấy thường ở quanh âm hộ, và phụ huynh cũng có thể thấy chất tiết trong, trắng hoặc thậm chí lẫn máu, điều này là bình thường, nhưng có thể gây bối rối. Bạn không cần và cũng không được khuyến khích phải xả sạch chất tiết này. Ngoài ra, hai môi trong âm hộ của bé cũng có thể kết với nhau theo nhiều mức độ, trong một số trường hợp có thể đủ để che kín cả vùng âm đạo hoặc niệu đạo. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do sự kích thích âm môi. Bạn không nên cố tách chúng ra vì có thể càng làm chúng dính chặt vào nhau hơn. Tốt hơn hết là nói chuyện với bác sĩ để họ quyết định nên làm thế nào.

Bé trai

Với 10% bé trai, một hoặc cả hai bên 'cậu bé' có thể sưng lên hoặc to hơn, với dịch lỏng bên trong. Tinh hoàn của một số bé trai có thể chưa xuống bìu ngay, và một số bé có thể bị tật lỗ tiểu lệch dưới, còn được gọi niệu đạo lạc chỗ, khi mà lối ra của dương vật không nằm ở đầu dương vật. Bác sĩ nhi khoa sẽ lưu ý điều này trong những lần khám nhi đầu tiên cho bé, nên bạn hãy yên tâm.

Chăm sóc đặc biệt cho “chỗ ấy” của bé

Vệ sinh và chăm sóc cho “em bé tí” của trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản. Đừng cố kéo tụt da quy đầu, và nếu bạn chọn cắt da quy đầu cho bé, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý về việc dương vật của bé trông sẽ như thế nào trong thời gian lành vết thương. Lúc này, đầu dương vật của bé có thể có màu đỏ tía và / hoặc sưng lên trong cả tuần. Bạn cũng có thể nhận thấy đầu dương vật của bé mưng mủ hoặc đóng mày dẻo dính trong quá trình lành. Sử dụng vaseline hay thuốc mỡ kháng sinh thường giúp lớp mày này không bị dính vào tã. Nếu bạn có một em bé gái, hãy luôn nhớ lau từ trước ra sau khi thay tã cho bé và luôn kiểm tra các nếp gấp âm hộ.

Ảnh minh họa.

Thay tã

Không cần thiết phải dùng các loại khăn ướt cầu kỳ, có hương thơm hay sữa dưỡng da cho trẻ sơ sinh, càng ít thì càng tốt. Bạn có thể dùng nước ấm với khăn lau mềm hoặc gạc vuông, hoặc thử loại khăn giấy ướt không mùi cho em bé trong những tuần đầu sau khi bé ra đời. Hãy thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt là sau khi bé ị, đây là lưu ý đầu tiên trong kế sách phòng hăm tã cho bé. Nhưng ngay cả khi bạn giữ sạch và khô, da của một số bé vẫn quá nhạy cảm so với các bé khác. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo bạn nên thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem mỏng để bảo vệ cho da bé mỗi lần thay tã. Nếu bạn thấy vùng da mặc tã của bé ửng đỏ với những nốt đỏ rõ, bé có thể đã bị hăm tã do nấm, loại này rất phổ biến. Hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định loại kem trị nấm phù hợp cho bé.

Trong chương trình chăm sóc “vùng trọng điểm” của các bé, phụ huynh đừng quên gạch đầu dòng: phòng chống trẻ tò mò, nghịch ngợm tự gây chấn thương, phương hại đến chức năng thiên bẩm của mình. Nhiều cậu trai sẵn sàng xé toạc bao quy đầu để thỏa chí tìm tòi nước tiểu từ đâu ra. Tương tự, một bé gái có thể chọc que đũa vào “cửa mình”.

Ở đây, nổi lên một vấn đề mà phụ huynh cần phân định. Đó là việc khi nhìn thấy con mân mê chỗ kín, có hai kiểu phản ứng trái ngược nhau của các bậc bố mẹ: làm dữ, răn đe đủ thứ, thậm chí trừng phạt trẻ; hoặc bàng quan xem đó chỉ là chút nghịch ngợm “không chết thằng tây nào” của trẻ con. Không quan tâm tất dưỡng hổ vi họa nhưng đe nẹt, không quản lý được thì cấm trẻ thái quá cũng không hay, bởi thiên bẩm trẻ con càng đe càng khoái... vi phạm.

Cần lưu ý cả cách mà người lớn chăm sóc. Nhiều bà mẹ quá sâu sát, cầm nắm, trở qua lật lại “trái ớt” của con vô tình gây chú ý và… giới thiệu cho cậu một trò khám phá thú vị trên cơ thể mình.

Không phải phụ huynh nào cũng bàng quan với tình hình sức khỏe “trái cà trái ớt”của con mình, nhưng rõ ràng, nếu việc đó xảy ra thì chính các thiên thần nhỏ bị thiệt thòi nặng nhất.

 

Khi nào thì cần cho bé đi khám bác sĩ

Mỗi em bé khi sinh ra đều đã được kiểm tra sức khỏe tổng quát kỹ trước khi rời viện, trong đó có phần kiểm tra bộ phận sinh dục của bé. Nếu bạn vẫn thắc mắc về việc chăm sóc vùng “dưới ấy” của bé ở nhà, đừng ngại gọi cho bác sĩ. Nếu hăm tã không thuyên giảm, hoặc nếu thấy chúng chảy mủ, hoặc thậm chí bạn cần được đảm bảo mọi thứ đều ổn, hãy đặt số điện thoại bác sĩ nhi của con bạn ở chế độ gọi nhanh. Đừng lo, không có câu hỏi nào của phụ huynh về con mình bị xem là ngớ ngẩn cả.
                                                                                                               Nguồn Internet

 


CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG KHẤM ĐA KHOA 248
Copyright © 2012 Mai Năm Pharma. All rights reserved
Điện thoại: 03503.775.354 ; 01299.248.248 ;     E-mail: phongkhamdakhoa248@gmail.com
Địa chỉ: Số 248 - Khu 3 - Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định
Manager: Mai Văn Bích - 0982.383.459