Trang chủ
Liên Hệ
Một dịch bệnh nguy hiểm chết người mới xuất hiện với tên gọi là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) đang từng ngày, từng giờ tiến sát vào Việt Nam. MERS-CoV là một căn bệnh hô hấp có tiềm năng lan rộng hơn và làm xảy ra nhiều trường hợp hơn trên toàn cầu
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội nghị trực tuyến: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”...
Việc người nhà nhận biết một số dấu hiệu “ngầm” giúp phát hiện sớm cơn đột quỵ có thể làm tăng cơ hội sống sót và phục hồi cho bệnh nhân.
Hãy thường xuyên rửa tay với xà phòng, tránh tiếp xúc các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola... để phòng lây lan bệnh.
Điện giật! Mối nguy hiểm phụ thuộc tình trạng hiện hành, nguồn điện...gọi cấp cứu nếu ngừng tim, loạn nhịp tim, suy hô hấp, bỏng, động kinh, bất tỉnh...
THÔNG BÁO
Nhà thuốc Mai Năm - Phòng khám ĐK 248
Hệ thống Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, Phòng khám đa khoa ứng dụng công nghệ cao
Y tế điện tử là gì?
Y tế điện tử là sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào y tế ...
Hình ảnh giới thiệu
  • a1 Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • b Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
  • Huyen Khu 3 - TT. Yên Đinh - Hải Hậu - Nam Định
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Đăng ký
KHẢO SÁT
Ý kiến của bạn về chất lượng và dịch vụ Phòng khám 248
TRA CỨU NHANH


Từ khóa



THỐNG KÊ TRUY CẬP
Lượt truy cập:
Đang xem: 1
THÔNG TIN Y HỌC

TIN ĐỌC NHIỀU
Quá trinh phát triển của thai nhi trong bụng mẹ (3955)
Chăm sóc trẻ sơ sinh (3513)
Thủy đậu với phụ nữ mang thai (3298)
Khám thai và vai trò của từng giai đoạn (3058)
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh (3050)
Chăm sóc 'trái cà, trái ớt' cho trẻ (3007)
Dấu hiệu bà bầu sắp sinh (2773)
Nguyên nhân gây bệnh Gout - Vai trò acid uric (2725)
Tên hay cho bé gái theo vần (2633)
Sơ cứu dị vật đường thở (2574)
LIÊN KẾT
BỆNH CHÂN TAY MIỆNG (02/05/2014) Trang in
 

Nguyên nhân, triệu chứng

 Nguyên nhân bệnh tay chân miệng

-     Do siêu vi trùng: Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra.

-     Lây truyền: Từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Do vậy, bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác.

Độ tuổi và thời gian

-         Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

-         Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm.

-         Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

-         Trẻ mệt mỏi

-         Đau họng, chảy nước bọt liên tục và xổ mũi trong vài ngày

-         Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ c)

-         Ở một số trường hợp trẻ sốt cao từ 39 – 40 độ c

Giai đoạn toàn phát:

-         Trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn.

-         Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.

-         Vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi: xuất hiện những vết loét đỏ do các bóng nước vỡ ra có đường kính 2-3mm ở.

-         Trên da trẻ: xuất hiện bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau,
khi bóng nước khô để lại vết thâm da.

-         Một số trường hợp trẻ chỉ có dấu hiệu loét miệng, các bóng nước trên da xuất hiện rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm
hoặc hồng ban.

Biện pháp điều trị

Nguyên tắc:

Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.

Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.

  • Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38oC trở lên.
  • Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
  • Nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
  • Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
  • Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng khi có biến chứng

Khi thấy trẻ có biểu tượng như: rung giật, bứt rứt, lừ đừ, yếu chi, co giật, hôn mê, mạch đập nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường,
sùi bọt hồng ở miệng thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định.

  Phòng ngừa

        Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành.
Các biện pháp phòng ngừa là:

        - Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

        - Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

        - Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

        - Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.

        - Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

        - Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

  Những nhận định sai lầm

        - Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chứng này.
Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết.
Bệnh thường lây lan qua các môi trường: nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
        - Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không chỉ vào những khoảng thời gian chuyển mùa.
Khi nhiễm bệnh, trẻ cũng không bắt buộc phải có những biểu hiện như loét miệng hay nổi sần, mụn nước ở tay hay chân.
Có những trường hợp trẻ bị nhiễm chỉ nổi sần ngoài Da và các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn khi nghĩ rằng con em mình chỉ bị những bệnh
nhiễm ngoài Da thông thường.
        - Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, Khóc quấy. Trong trường hợp này,
khi thấy trẻ ngủ li bì, mê mệt, cho dù không mê man các bậc cha mẹ phải nhanh chóng đưa con em mình đến bệnh viện để được điều trị bởi
có thể là bệnh đã biến chứng sang viêm màng não. Đây là lúc bệnh đã trở nặng và có khả năng gây nguy hiểm cao.

        - Không nên bôi, xức các loại thuốc lên các mụn nước hay vết lở của trẻ. Bởi khi các vết lở hay mụn nước ngoài Da khô đi nhờ thuốc bôi,
các bác sĩ sẽ khó chẩn đoán chính xác bệnh trạng của các em bé hơn.
        - Dù trẻ chỉ bị nhẹ và vẫn khỏe mạnh như thường, các bậc cha mẹ cũng không nên cho con mình tiếp tục đi học để tránh lây bệnh cho
các trẻ khác khi tiếp xúc với con em của mình. Phải cho trẻ ở nhà để theo dõi và phát hiện kịp thời khi biến chứng xảy ra.

 


CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG KHẤM ĐA KHOA 248
Copyright © 2012 Mai Năm Pharma. All rights reserved
Điện thoại: 03503.775.354 ; 01299.248.248 ;     E-mail: phongkhamdakhoa248@gmail.com
Địa chỉ: Số 248 - Khu 3 - Thị trấn Yên Định - Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định
Manager: Mai Văn Bích - 0982.383.459