Say nắng, say nóng
Khái niệm
Là hiện tượng trúng nóng, trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc một nhiệt độ quá cao như trong hầm lò, một số nguyên nhân thuận lợi nhất định như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt
- Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hống ngoại, còn say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng, có thể gây tử vong.
Yếu tố thuận lợi
- Nhiệt độ môi trường tǎng quá cao: nông dân làm việc ngoài trời, binh lính tập trận, khách du lịch.
- Trẻ em cảm sốt nhẹ được bố mẹ chǎm sóc không đúng qui cách: đóng kín cửa, chùm chǎn kín mít...
Triệu chứng
- ở trẻ sơ sinh: là bệnh cảnh của tình trạng mất nước toàn thể cấp, có thể nhanh chóng dẫn tới hôn mê, co giật, dễ gây tử vong.
- ở người lớn và trẻ lớn, các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không cứu chữa hoặc cứu chữa không đúng cách.
Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít. Sốt cao có khi lên tới 42-440. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.
Chú ý : trong say nắng bệnh nặng ngay từ đầu, sốt rất cao 43-440, có nhiều dấu hiệu thương tổn thần kinh rất rõ, có thể hồi phục hoặc khó hồi phục, có thể tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các thương tổn thần kinh hay xảy ra ở người có xơ vữa động mạch.
Biện pháp khắc phục say nắng tại nhà
Nếu như bạn hoặc người thân bị say nắng trong mùa hè này thì hãy ngay lập tức áp dụng các biện pháp khắc phục say nắng tại nhà hiệu quả và đơn giản dưới đây nhé.
Nhưng nếu sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng này mà bạn vẫn bị say nắng thường xuyên thì cần phải đến bác sĩ thăm khám sớm nhé!
* Uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng mất nước.
* Ngồi, nằm hoặc đứng nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi có bóng mát hoặc nơi mát mẻ.

* Xát, chườm nước đá lạnh vào cơ thể
* Nếu bạn đang mặc quần áo bó sát, chật chội thì nên loại bỏ những quần áo này ngay sau đó và thay bằng những loại áo quần mỏng và rộng.
* Bạn có thể uống thuốc bù nước (dung dịch có chứa đủ lượng muối và đường). Giải pháp này rất hữu ích trong việc khôi phục lại các khoáng chất đã mất của cơ thể.
* Chà nước ép hành tây vào lòng bàn tay hoặc thậm chí bạn có thể nhai những cọng hành tây trong miệng để kiểm soát các triệu chứng say nắng.

* Khi bị cảm nắng, bạn nên măm thật nhiều nước trái cây và nước rau quả phong phú như: dưa hấu, dưa chuột, dứa, cam,...
* Sữa cũng là một phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng say nắng. Tốt hơn là nên uống ít nhất 2-3 ly sữa béo/ngày cho đến khi các triệu chứng của say nắng hoàn toàn biến mất.
Phòng bệnh
- Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón. Khi đi cấy phải tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Khi khát phải uống nhiều nước co pha muối, mỗi giờ phải uống một lượng muối chừng một nhúm.
- Cần hướng dẫn các bà mẹ trong việc chǎm sóc con đau ốm cũng như cách xử lý khi trẻ bị sốt cao: chườm đá đầu, gáy, đùi, bụng.. uống paracetamol..
Nguồn Internet
posted by Mai Bich